Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị chuyên về lĩnh vực thiết kế và thi công nhà khung thép tiền chế cho nhiều công trình có quy mô và độ phức tạp cao. Tuy nhiên không ít khách hàng quan tâm đến giá xây dựng công trình này của các đơn vị có giống nhau hay không? Bài viết này sẽ giúp bạn đọc nắm được quy trình báo giá nhà thép tiền chế, đây sẽ là gợi ý để bạn ứng dụng vào thực tế.
1. Những yếu tố ảnh hưởng đến giá thành nhà khung thép
Để xác định giá thành, đơn vị thiết kế và thi công sẽ xem xét đến những yếu tố ảnh hưởng như quy mô công trình, vật tư hay mặt bằng thi công, giá thành vật liệu…
Đối với những không gian lớn như showroom, kho bãi, nhà máy, siêu thị… cần sử dụng lưới cột lớn, hoạt tại lớn dẫn đến kích thước cột, dầm của các công trình này sẽ lớn hơn. Do đó nó sẽ kéo theo giá nhà thép tiền chế cơ hơn là điều đương nhiên.
Ngoài ra, phụ thuộc vào lựa chọn kiến trúc của chủ đầu tư mà chi phí hoàn thiện công trình sẽ có sự cách biệt rõ hơn. Ví dụ như yêu cầu về cửa sổ, thiết bị vệ sinh, thiết bị điện…
Các kỹ sư khi đi khảo sát công trình để báo giá nhà thép tiền chế cũng xét đến mặt bằng công trình. Mặt bằng thi công thoáng đãng, giao thông thuận tiện sẽ dễ dàng xây dựng hơn rất nhiều so với mặt bằng chật hẹp, gây khó khăn cho việc tập kết vật tư, lắp dựng cũng thường phức hơn rất nhiều.
Giá thành vật tư là yếu tố quyết định đến sự bền vững của công trình, dĩ nhiên nó ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí. Tùy thuộc về yêu cầu, chủng loại của chủ đầu tư mà giá thành vật tư được cung cấp ở các cơ sở có giá khác nhau. Nếu bạn yêu cầu về chất lượng gia công, tiêu chuẩn hàn, làm sạch… thì giá thành của công trình cũng sẽ có sự chênh lệch.
Ngoài ra, giá vật tư cũng sẽ có sự thay đổi vào từng năm, thậm chí là từng mua nên giá thành xây dựng ở từng mùa nên chi phí cũng sẽ khác nhau.
Cuối cùng, giá thành của công trình còn phụ thuộc vào tiến độ thi công, nếu bạn yêu cầu tiến độ nhanh thì đơn vị thi công cần tăng nhân công nên chi phí xây dựng cũng tăng.
2. Quy trình báo giá nhà thép tiền chế
Trước khi tiến hành lựa chọn đơn vị thiết kế và thi công, chủ đầu tư nên tham khảo tư vấn từ người đi trước hoặc lựa chọn đơn vị uy tín, chuyên nghiệp để tránh việc được thay đổi phương án gây phát sinh chi phí xây dựng cũng như lãng phí thời gian.
Quy trình báo giá nhà thép tiền chế thường diễn ra theo những bước sau:
Đầu tiên, đơn vị sau khi tiếp nhận thông tin dự án, yêu cầu của khách hàng về kiến trúc và công năng, các kỹ cũng sẽ xuống khảo sát trực tiếp hiện trạng và thực địa công trình. Đây sẽ là dữ liệu quan trọng để thực hiện bước thiết kế cơ sở cũng như báo giá đến khách hàng.
Dựa vào những thông tin đã nhận được, đội ngũ kỹ sư sẽ trao đổi và tư vấn, sau đó đưa ra phương án sơ hộ với khách hàng.
Nếu chủ đầu tư đồng ý phương án sẽ ký hợp đồng theo đơn giá hoặc trọn gói tùy theo tính chất dự án. Cuối cùng, kỹ sư thực hiện thiết kế chi tiết, thiết kế gia công để phục vụ cho công tác chế tạo tiếp theo.
3. Các loại chi phí trong đơn giá thi công nhà khung thép
Chi phí vật tư:
- Chi phí gia công kết cấu thép;
- Chi phí nguyên vật liệu xây dựng;
- Chi phí hoàn thiện công trình như khung cửa, mái gió và các phụ kiện khác;
- Chi phí vật tư khác: sơn nước, sơn dầu, tấm cách nhiệt…
Chi phí nhân công:
- Chi phí cho nhân công gia công cấu kiện thép;
- Chi phí cho đội ngũ lắp dựng nhà thép;
- Chi phí cho đội ngũ thi công xây dựng và hoàn thiện công trình;
Chi phí máy thi công:
- Chi phí thuê máy ủi, máy đào, san lấp;
- Chi phí thuê máy lắp dựng kết cấu thép;
- Chi phí thuê những loại máy khác;
4. Các công việc đầu tiên và quan trọng nhất khi thi công nhà thép tiền chế
Công tác móng:
- Công tác thi công ép cọc bê tông ( nếu có)
- Công tác đào đất;
- Công tác thi công bê tông lót móng;
- Công tác thi công bê tông, cốt thép và cốp pha móng;
- Công tác đổ đất và đầm chặt nền;
Công tác thi công kết cấu thép:
- Công tác lắp đặt bu lông móng;
- Công tác gia công kết cấu thép tại xưởng sản xuất;
- Công tác vận chuyển và lắp dựng khung thép;
- Công tác lắp đặt sàn deck và hệ thép sàn;
- Công tác đổ bê tông sàn;
Công tác hoàn thiện:
- Công tác xây, trát, ốp lát;
- Công tác cửa;
- Công tác trần và thiết bị vệ sinh;
- Công tác điện, nước;
- Công tác sơn;
Trên đây là những thông tin về quy trình báo giá nhà tiền chế mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng bài viết này sẽ là điều hữu ích để bạn có thể ứng dụng vào thực tế. Chúc quý nhà đầu tư có một công trình như mong muốn.