Bên cạnh những tiến bộ vượt bậc của nền nông nghiệp xanh tại Việt Nam, đâu đó vẫn tồn tại nhiều thách thức lớn về tình hình biến đổi khí hậu và giải pháp tối ưu cho hoạt động sản xuất, trồng trọt . Do đó, cần có những cải tiến về máy móc và công nghệ nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp hiệu quả nhất.
Có thể thấy, một trong những giải pháp hữu hiệu đó là xây dựng mô hình liên kết giữa điện năng lượng mặt trời trong nông nghiệp hay nói cách khác là sử dụng máy biến áp điện mặt trời. Phương pháp này được lắp đặt cho các hệ thống, dự án điện, đã xuất hiện tại nhiều nước trên thế giới trong nhiều năm gần đây như: Đức, Ấn Độ, Trung Quốc, Ý, Mỹ… và cho thấy hiệu quả lâu dài và bền vững. Chính vì thế, nhiều chủ đầu tư nông nghiệp đã lựa chọn giải pháp và nhân rộng mô hình tiện ích này.
Máy biến áp điện mặt trời là gì?
Máy biến áp là công cụ quan trọng cho việc sản xuất và phân phối năng lượng mặt trời. Máy biến áp sử dụng cho các dự án điện năng lượng mặt trời cần được thiết kế tỉ mỉ, có độ bền cao, vận hành ổn định và lâu dài.
Các máy biến áp này được vận hành với điện áp đầu vào hạ thế là các biến tần quang điện, chịu sự tác động của các sóng hài bậc cao, các thành phần dòng điện một chiều sinh ra trong quá trình vận hành chuyển đổi các tấm pin năng lượng.
Khi mặt trời khuất bóng hoặc không có ánh nắng thì sẽ có một quá trình phản ứng giảm dần và tải liên tục hơn máy biến áp.
Chúng ta có thể bắt gặp nhiều loại máy biến áp điện mặt trời như phân phối, trạm, trạm phụ, nối đất và gắn pad. Tất cả máy biến áp năng lượng mặt trời đều có những nhu cầu chuyên biệt và tác động trực tiếp đến chi phí của máy.
Máy biến áp có kích thước khá lớn.
Cấu tạo của máy biến áp điện mặt trời như thế nào?
Cấu tạo của máy biến áp điện mặt trời cơ bản giống với các máy biến áp thông thường như: vỏ máy, lõi thép và cuộn dây.
Ngoài ra, có một vài chi tiết thiết kế đặc biệt như:
- Kích thước biến tần năng lượng mặt trời lớn nhất khoảng 500 kVA.
- Cuộn dây riêng biệt để nối các đầu vào phải độc lập, riêng biệt.
- Hạn chế về kích thước biến tần cũng làm hạn chế các kích thước của hệ thống điện mặt trời PV.
- Máy biến áp sẽ được tùy chỉnh để hoạt động phù hợp với từng hệ thống cụ thể.
Giải pháp máy biến áp điện mặt trời đem lại những gì cho nền nông nghiệp xanh?
1. Tiết kiệm chi phí tối đa
Ưu điểm lớn nhất của việc sử dụng hệ thống điện mặt trời trong sản xuất nông nghiệp, không chỉ giúp tiết kiệm chi phí tiền điện hằng tháng cho doanh nghiệp, gia đình… mà phần điện còn dư không sử dụng hết có thể bán lại cho EVN. Nói cách khác, điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng thêm nhiều thu nhập hằng tháng cho người sử dụng.
2. Sử dụng tại mọi địa hình và ứng dụng tốt cho việc chăn nuôi, trồng trọt
Hệ thống máy biến áp điện mặt trời có thể ứng dụng tại nhiều nơi, nhiều vùng địa phương tùy theo đặc điểm địa hình, hình thức chăn nuôi, trồng trọt và phương pháp sản xuất tại nơi đó. Điển hình như sử dụng trong các mô hình trồng nấm, các loại rau xanh, ngô, khoai, mô hình trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, tôm cá…
Máy biến áp năng lượng mặt trời giúp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
3. Tránh oi bức do nắng nóng
Không thể phủ nhận việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ giúp chuồng trại chăn nuôi mát mẻ hơn. Từ đó, gia tăng năng suất chăn nuôi trồng trọt. Hơn nữa, các chuồng trại sẽ tránh được việc oi bức do nắng nóng, tránh ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng sinh trưởng của động thực vật trước thời tiết khí hậu thất thường của nước ta.
4. Nguồn điện chủ động
Khi các chủ đầu tư sử dụng máy biến áp điện mặt trời cũng đồng nghĩa nguồn điện luôn được chủ động. Điều này đảm bảo cho đời sống sinh hoạt và sản xuất hằng ngày, đặc biệt là những nơi xa khu dân cư, xa lưới điện, nơi không có đường dây điện hay trạm điện xa…
5. Giảm áp lực cho hệ thống lưới điện Quốc gia
Bên cạnh những lợi ích cho nền nông nghiệp xanh thì nguồn năng lượng mặt trời còn góp phần giảm áp lực đáng kể cho hệ thống lưới điện Quốc gia. Đồng thời, thúc đẩy, xây dựng, phát triển nguồn năng lượng xanh bền vững, bảo vệ môi trường.